Lễ cúng nhập trạch là gì ? Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những lễ vật gì?
Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những lễ vật gì? Tuổi Dần có được tham gia lễ nhập trạch không? Những điều cần kiêng kị khi làm lễ nhập trạch là gì? Câu trả lời sẽ đầy đủ khi bạn xem nội dung bên dưới đây.
Lễ cúng nhập trạch là gì?
Nhập trạch là từ có nguồn gốc Hán Việt. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, nhập trạch nghĩa là về nhà mới. Theo quan niệm của người xưa, lễ nhập trạch được xem như là việc xin phép với thần linh, thổ địa đang cai quản để cho gia chủ được đến đây ở. Xét về mặt tâm linh thì đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng được lưu truyền từ rất lâu đời của dân tộc ta.
Theo thuyết phong thủy và tín ngưỡng của người Việt, lễ nhập trạch là một nghi thức để thông báo, xin phép các vị thần linh, thổ thần cai quản đất đai khu vực đó cho phép và phù hộ được vào sinh sống trong ngôi nhà mới và cầu mong cho cuộc sống mới được bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Lễ nhập trạch đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một nghi thức không thể thiếu được ở mọi gia đình Việt. Làm lễ nhập trạch hoàn tất mới được xem là đã thông qua và báo cáo với các vị thần linh. Lúc này, gia đình mới “hợp pháp” vào sinh sống trong nơi ở mới. Do đó, tổ chức lễ cúng nhập trạch cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và trang trọng để thể hiện thành ý của gia đình đối với các vị thần linh, thổ thần.
Mâm lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới đầy đủ và chỉnh chu nhất.
Việc mua sắm lễ vật cũng rất quan trọng, lễ vật cần phải chuẩn bị đầy đủ, không được thiếu sót, khi sắp đặt mâm cúng cần phải theo đúng quy tắc truyền thống từ xưa đến nay của người Việt và phù hợp với văn hóa của từng vùng miền của nước ta.
Các lễ vật cần thiết cơ bản cho một mâm cúng nhập trạch bao gồm:
- Mâm trái cây ngũ quả
- Bình hoa (thường chọn hoa cúc, hoa ly, hoa hồng)
- Bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
- Gà luộc (nguyên con) hoặc heo quay.
- Xôi, chè
- Bánh kẹo
- Một số món ăn như: món xào, món kho, canh,…
- Rượu: 3 ly, trà: 3 lý, thuốc: 3 điếu
Những hiểu biết cơ bản về mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới
Mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới được mọi người rất quan tâm và chú trọng vì đó là phần quan trọng trong lễ cúng nhập trạch. Ý nghĩa mâm ngũ quả cúng nhập trạch là thể hiện tấm lòng thành kính đối với thần linh cũng như tiên tổ.
Mâm lễ cúng nhập trạch về nhà mới bao gồm nhiều phần khác nhau như: mâm ngũ quả, hương hoa, mâm rượu thịt, đồ lễ cúng khác. Mỗi phần đều cần được chuẩn bị chu đáo, tươm tất nhất là mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới. Vẫn biết trong lễ cúng nhập trạch sẽ cần những đồ như thế để dâng lên thần linh nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa và chuẩn bị mâm ngũ quả nhập trạch như thế nào cho phù hợp.
Ý nghĩa của chữ “ngũ” trong mâm ngũ quả cúng nhập trạch
Nhiều khi vẫn có người thắc mắc tại sao lại chọn Ngũ- 5 loại quả để bày biện mâm ngũ quả mà không phải con số khác. Thực ra, để lựa chọn số 5 cũng là xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Theo quan niệm của người xưa, con số 5 là số đẹp trong ngũ hành tương sinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ – sự hội tụ những tinh hoa của đất trời từ 5 phương về đây. Vậy nên, theo phong thủy đây là con số phát triển, hưng thịnh, may mắn.
Ngoài ra, khi chọn con số 5 cho mâm quả cúng thần linh và tổ tiên trong lễ cúng nhập trạch còn thể hiện mong ước của con người hay còn gọi là ngũ lâm môn tức cầu Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Thông thường khi bày mâm ngũ quả người ta sẽ chọn 5 loại quả từ các phương tương ứng với ngũ hành. Tuy nhiên, ngày nay cuộc sống thay đổi nên các tập tục vẫn được giữ lại nhưng có phần cải cách để phù hợp hơn. Do vậy, mâm ngũ quả không nhất thiết chỉ bày 5 loại quả mà có thể chọn những số lẻ 3,5,7,9.
Lý do chọn số lẻ mà không được chọn số dương vì theo quan niệm của người Phương Đông số lẻ là số dương còn số chẵn là số âm không đem lại may mắn. Chính vì thế khi chọn cúng nhập trạch ta nên chọn số lẻ để bày mâm quả vì nó tượng trưng cho ý nghĩa may mắn, hưng thịnh, những điều tốt lành sẽ đến và nhất là thể hiện được tấm lòng thành kính trước thần linh và tổ tiên. Nếu không xét đến phong thủy thì theo quan niệm thông thường số lẻ là số của sự sinh sôi, phát triển, thiếu là động lực để phấn đấu còn những số chẵn mang tính chất tròn trịa nên có phần hạn chế và kém phát triển hơn.
Mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới gồm quả gì và ý nghĩa của chúng?
Thông thường khi chọn sắp mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới sẽ lựa khoảng 5 loại quả trở lên theo số lẻ. Các loại quả được chọn để bày mâm ngũ quả cần lưu ý phải thật sạch sẽ, không sứt sẹo, không bị úng thối. Những lễ vật và hoa quả dâng cúng thần linh cùng tổ tiên phải được bày biện đẹp mắt, gọn gàng, có tính thẩm mỹ cao.
Mỗi vùng miền, mỗi lễ cúng và trong các mùa khác nhau thì các mâm ngũ quả có phần khác nhau. Mỗi nơi sẽ có quan niệm khác nhau về các loại quả nhưng nói chung khi chọn mâm ngũ quả cứ chọn những quả ngon, đa dạng màu sắc. Những câu hỏi thường trực khi tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới có liên quan đến mâm ngũ quả, mâm cúng và các thủ tục trong lễ cúng.
Chọn loại quả có đặc tính như thế nào cho mâm ngũ quả?
Những loại quả được chọn để bày mâm ngũ quả theo quan niệm của người xưa và vẫn được giữ gìn tới ngay nay. Quả có đặc điểm tròn đầy thường là những loại quả tròn, bầu dục hoặc có dạng hình elip. Đặc tính khác cúng rất được ưa chuộng khi bày mâm ngũ quả đó là những loại quả có nhiều hạt, nhiều múi hoặc mọc thành chùm có hương vị ngọt thơm.
Bởi lẽ những loại quả như thế thường được chọn trong đa dạng các loại trái, quả của đất trời vì nhiều lý do khác nhau, đó cũng chính là ý nghĩa và mong muốn của con người muốn thể hiện trong lễ cúng và lễ cúng nhập trạch nói riêng. Những quả tròn thường mang ý nghĩa vẹn toàn, tràn đầy sức sống. Quả mà có nhiều hạt hay mọc thành chùm lại tượng trưng cho ý niệm về sự sinh sôi, nảy nở, phát triển hưng thịnh, phát tài, phát lộc.
Màu sắc quả sẽ bao gồm 5 loại màu tượng trưng cho ngũ hành tương sinh như màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu tím, màu nâu. Màu quả càng phong phú thì mâm ngũ quả cũng tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn và có tính thẩm mỹ cao hơn.
Ý nghĩa các loại quả cơ bản được chọn cho mâm ngũ quả cúng nhập trạch
Theo như trên đã phổ biến thì mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới thường bao gồm 5 loại quả có hình dạng, đặc tính và màu sắc khác nhau để thể hiện được hết ý nghĩa mà gia chủ mong muốn.
- Nải chuối: Những trái chuối căng đầy tựa như bàn tay đang ôm ấp, che chở được đặt dưới cùng. Ý nghĩa của loại quả này là tượng trưng cho sự vững chắc, được bảo vệ và phù hộ của thần linh. Những trái chuối xanh tương ứng với hành Mộc trong ngũ hành.
- Bưởi đào, xoài màu vàng: Những trái bưởi có màu vàng sẽ ứng với hành Kim trong ngũ hành. Hai loại quả này trưng trên mâm ngũ quả để nói lên ước nguyện và xin ơn phát tài, của cải đủ đầy của gia chủ, kim nói lên ý nghĩa vật chất. Thường bưởi sẽ được đặt ở giữa mâm ngũ quả và có để cành cùng là càng tốt ý chỉ có lộc.
- Mãng cầu, lê trắng: Hai loại quả này tượng trưng cho ý cầu được ước thấy, công việc thuận lợi và hanh thông. Nếu xét trong ngũ hành thì những loại quả màu trắng như 2 loại quả kể trên tương ứng với hành Thủy trong ngũ hành tương sinh.
- Dưa hấu, hồng, táo: Những loại quả màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa. Những loại quả có màu đỏ rất được ưa chuộng trong phong thủy, thường được thấy trong các dịp lễ, tết quan trọng. Người xưa quan niệm quả màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Do vậy, những quả có màu đỏ, vị ngọt không thể thiếu trên mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới được.
- Hồng xiêm, mận, dừa màu sậm: Đây là những loại quả tròn, vị ngọt, thơm và đặc biệt có màu sẫm đại diện cho hành Thổ. Ý nghĩa của những loại quả này là nói lên sự bền vững và phát triển, Mộc đơn giản nhưng lại là điểm tựa của những hành khác.
Trên đây chỉ là những loại quả cơ bản thường thấy trong mâm ngũ quả dâng cúng ở lễ cúng nhập trạch về nhà mới thôi. Ngoài ra, tùy thuộc vào các yếu tố khác như: Điều kiện kinh tế, quan niệm từng gia đình, đặc điểm từng vùng miền, mỗi mùa khác nhau trong năm mà gia chủ sẽ hình thành một mâm ngũ quả cúng nhập trạch khác nhau, có thể thay thế những loại quả kể trên tương xứng sao cho phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi chọn quả cho mâm ngũ quả cúng nhập trạch
- Trái cây chọn để bày mâm ngũ quả cần tươi ngon và đẹp.
- Quả có độ chín vừa hoặc chớm chín chứ không nên chọn quả chín quá dâng lên thần linh như thế dễ bị nẫu và không còn cuống và lá đẹp. Quả không được bầm dập và không bị sứt.
- Trái cây cần được rửa sạch và lau khô mới dâng lên cúng.
- Mâm ngũ quả cần được bày biện gọn, sạch, đẹp, có tính thẩm mỹ.
Ngoài một vài điểm chú ý trên thì cần đặc biệt để ý những điều dưới đây để không mắc sai lầm khi chọn quả để cúng.
Quả đã quá chín không nên chọn.
Mặc dù quả có ngon đến đâu cũng không nên chọn những trái cây chín quá để dâng trong lễ cúng nhập trạch, lễ cúng khác và cả cúng rằm hay mùng 1 hằng tháng. Nhất là những quả như chuối, xoài, đu đủ, cam dễ không để ý sẽ rơi vào tình trạng đó.
Khi quả chín quá sẽ không còn có được mùi vị thơm ngon vì vị đã chuyển sang chất khác, có xu hướng nhanh hỏng. Nếu thắp lâu thì dễ hấp dẫn ruồi bọ bâu đến như thế vừa kém sang, mất vệ sinh và đặc biệt thần linh sẽ không ưng ý trong không gian thờ cúng như thế.
Cấm kỵ chọn quả có gai nhọn.
Những quả như sầu riêng, mít có nhiều gai nhọn và nặng mùi tuyệt nhiên không nên dùng để dâng cúng trong lễ cúng nhập trạch hay bất kỳ lễ cúng nào khác. Quả có gai nhọn có ý nghĩa không tốt, những vật sắc nhọn thường không được để trên bàn thờ cúng vì nó hàm ý không hay, phá vỡ sự bình yên, đem lại điều không may, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự bình an.
Các loại quả có vị đắng, cay, hắc cũng không nên chọn.
Những vị đắng cay người ta thường dùng để nói về cuộc sống khó khăn, khổ cực và gặp phải những điều không hay. Do vậy, những loại quả này không nên bày trên mâm ngũ quả để tránh những điều không may xảy ra. Thực tế, những quả này cũng khó ăn nên dâng cúng lên thần linh và tổ tiên thể hiện sự không tôn trọng.
Những loại quả mọc sát đất cũng nên bỏ qua.
Ví dụ như quả thanh trà, quả gai không nên chọn vì thờ thần linh, tổ tiên cần sự thanh cao và tôn nghiêm nên tránh những quả mọc sát đất.
Nghi thức tổ chức lễ nhập trạch về nhà mới.
Để tổ chức một lễ nhập trạch đúng quy tắc, gia đình cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
Xem ngày giờ cúng nhập trạch về nhà mới.
Đầu tiên, gia đình phải xem được ngày giờ tốt (giờ hoàng đạo) để làm lễ nhập trạch. Việc chọn ngày giờ rất quan trọng. Chọn được ngày giờ tốt, phù hợp với cung mệnh của gia chủ sẽ giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ, cuộc sống gia đình trong ngôi nhà mới sẽ yên bình và hạnh phúc.
Tiến hành các nghi thức cúng nhập trạch về nhà mới đúng phong tục Việt.
Đầu tiên, gia đình sẽ đốt lò than, đặt ngay chính giữa cửa chính của ngôi nhà. Tiếp theo, người đại diện sẽ bước qua lò than, tay cầm bát hương đi vào nhà, tiếp theo là những thành viên khác trong gia đình. Khi vào đến nhà, chúng ta sẽ bật điện và mở tất cả các cửa ra để thông khí cho ngôi nhà.
Sau khi mâm cúng đã được sắp đặt đầy đủ, khi đến giờ tốt, người đại diện sẽ thắp nhang, khấn vái, sau đó sẽ đọc bài văn khấn nhập trạch đã chuẩn bị từ trước.
Tiếp theo, gia đình đợi đến khi nhang tàn, hãy dùng nước sôi pha trà đặt lên mâm cúng. Sau đó, gia đình sẽ đốt vàng mã, rưới nước lọc vào tàn tro vừa đốt.
Tới đây xem như lễ nhập trạch đã hoàn tất. Các thành viên trong gia đình có thể bắt đầu vào sinh hoạt trong ngôi nhà mới của mình.
Tuy nhiên, khi làm lễ cúng nhập trạch, có một số điểm gia đình cũng cần phải lưu ý:
- Sau khi dọn xong các lễ vật trên mâm phải làm lễ bái tạ
- Khi khấn vái phải khấn Thổ công rồi mới đến khấn gia tiên
- Nếu trong gia đình có người tuổi Dần thì không nên cho tham gia lễ nhập trạch
Đến đây có nhiều người thắc mắc vì sao người tuổi Dần lại thường không được tham gia lễ nhập trạch, hãy cùng tìm hiểu về mệnh cách của người tuổi Dần cũng như ý nghĩa phong thủy của tuổi này để có lý giải đầy đủ nhất.
Tại sao không lựa chọn tuổi Dần cúng nhập trạch về nhà mới?
Có nhiều lý do khiến cho các gia đình không nguyện ý để người tuổi Dần tham gia lễ nhập trạch. Sau đây là những lý do cơ bản và quan trọng nhất:
Thứ nhất, mệnh cách tuổi Dần là cầm tinh con Hổ. Đây là tuổi không phù hợp để tham gia lễ nhập trạch bởi theo quan điểm dân gian từ xa xưa, Hổ là loài vật hung dữ, gây nguy hiểm đến con người. Con người khi thấy Hổ thường tránh xa để tránh gặp tai họa. Chính vì vậy, việc đem người tuổi Dần làm lễ nhập trạch là không tốt, giống như rước con Hổ vào nhà mới sẽ đem đến tai họa.
Thứ hai, người tuổi Dần thường có tính cách nóng nảy, bộc trực, khó kìm nén. Họ thường bảo thủ với ý kiến của mình và mong muốn mọi người trong gia đình phải tuân thủ theo một cách triệt để. Điều này rất dễ dẫn đến sự bực bội và tranh cãi giữa mọi người với nhau. Chính vì vậy, theo nhiều gia đình tuổi Dần không thích hợp để tham gia lễ nhập trạch, tránh gây bất hòa cho mọi người khi đến sinh sống tại nhà mới.
Trên thực tế, niềm tin vào mệnh cách của tuổi con người khi tham gia lễ nhập trạch đã không còn mạnh mẽ như thời xa xưa. Giới trẻ ngày nay thường ít tin tưởng và không có quá nhiều kiêng kị đối với tuổi con người khi làm bất cứ một công việc gì. Họ tin và bản thân, năng lực làm việc của chính mình sẽ đem đến cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc cho gia đình mình.
Do đó, việc tin hay không tin, kiêng kị hay không kiêng kị việc người tuổi Dần không nên tham gia vào lễ nhập trạch sẽ tùy thuộc vào chính bản thân của bạn cũng như các thành viên khác trong gia đình. Điều này hoàn toàn không có một cơ sở hay chứng minh khoa học nào có thể khẳng định một cách tuyệt đối.
Mệnh cách của người tuổi Dần như thế nào?
Theo thuyết phong thủy của người Việt, người tuổi Dần (cầm tinh con Hổ) là người có sức mạnh và ý chí kiên cường. Người tuổi Dần rất có tố chất lãnh đạo nên thường thành công trong hoạt động kinh doanh. Trong gia đình, tuổi Dần thường cũng là người đứng đầu và có tiếng nói quyết định.
Tính cách của người tuổi Dần thường mạnh mẽ và quyết đoán, sẵn sàng chịu được gian khổ để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống cũng như trong công việc. Người tuổi Dần có thể hiện được ý chí kiên định, có tinh thần trách nhiệm cao, dám làm, dám chịu nên được mọi người xung quanh kính trọng.
Bên cạnh những yếu tố tích cực nói trên, người tuổi Dần cũng mang một số nhược điểm về mặt tính cách: đó chính là sự nóng vội, dễ cao ngạo và xem thường người xung quanh. Điều này có thể gây nên sự bất hòa khi giao tiếp với nhau trong cuộc sống hoặc hợp tác làm ăn.
Ý nghĩa của tuổi Dần trong phong thủy là gì?
Theo quan niệm từ xa xưa, tuổi Dần được xem là tuổi xấu. Người tuổi Dần thường được dự đoán là hay gặp khó khăn trong công việc cũng như trong đời sống hôn nhân. Trong nhiều nghi thức truyền thống và tổ chức các lễ cúng, nhiều gia đình cũng không khuyến khích người tuổi Dần tham gia bởi tin rằng điều này là không may mắn.
Ngày nay, tuy rằng quan niệm trên đã có sự mở rộng và trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ bởi tin rằng: “có kiêng, có lành”.
Vậy, trên thực tế khi tổ chức lễ nhập trạch, người tuổi Dần có được tham gia hay không? Nếu tham gia thì sẽ gặp những điều kiêng kị gì?
Tuổi Dần là cầm tinh con Hổ, mà Hổ luôn được con người xem là một loại động vật có tính cách hung hãn, dữ dằn. Loài động vật này khi nổi giận có thể gây nguy hiểm đến thân thể và tính mạng của con người chúng ta.
Chính vì vậy mà khi làm lễ nhập trạch hay một số lễ cúng khác, người ta thường không chọn người đại diện cúng có tuổi Dần. Chính vì vậy mà ông cha từ xưa đã có câu nói: “Rước Hổ vào nhà” ám chỉ đem điều không tốt, xui xẻo đến nhà gây mất đoàn kết giữa các thành viên, cuộc sống gia đình không hạnh phúc và êm ấm.
Tìm đến dịch vụ cung cấp mâm cúng để tổ chức một lễ nhập trạch hoàn hảo.
Ngày nay, nhiều gia đình hướng đến các dịch vụ cung cấp mâm cúng có sẵn để đặt làm lễ nhập trạch. Điều này đã trở thành một xu hướng phát triển mới của xã hội hiện đại khi mà con người ngày càng trở nên bận rộn với công việc.
Sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng có sẵn rất tiện lợi. Các gia đình chỉ cần liên hệ và đưa ra yêu cầu của mình. Mọi công đoạn còn lại đều được đơn vị cung cấp dịch vụ đem đến và chuẩn bị sẵn sàng. Do đó, gia chủ không còn phải lo lắng mâm lễ cúng nhập trạch của mình có gì sai sót bởi các dịch vụ này hoạt động rất chuyên nghiệp và đầy đủ.
Một ưu điểm nữa của loại hình dịch vụ này chính là giá cả không quá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình hiện nay.
Chính bởi những ưu điểm nói trên giúp dịch vụ này ngày càng phát triển tại nhiều nơi trên khắp cả nước.
Sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng chuyên nghiệp, uy tín
Đến với dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Nam Việt, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như các sản phẩm mà chúng tôi đưa ra thị trường.
Với rất nhiều sản phẩm mâm cúng đa dạng, trình bày đẹp mắt, phù hợp với văn hóa của mỗi vùng miền cả nước, dịch vụ của Đồ Cúng Nam Việt đang ngày càng phát triển mạnh và được nhiều khách hàng biết đến.
Chúng tôi cam kết luôn đem đến các sản phẩm mâm cúng hoàn hảo với mức giá ưu đãi nhất hiện nay nhằm thỏa mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng.
Hãy cùng tìm đến với Đồ Cúng Nam Việt chúng tôi để nhận được các sản phẩm mâm cúng chất lượng nhất trên thị trường.