Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 năm 2021 đầy đủ.
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những lễ vật gì, Rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn chính là nỗi băn khoăn của nhiều gia đình vì đây là một trong những văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam để xá tội vong nhân.
Mâm cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa rất quan trọng trong phong tục tập quán của người việt. Tuy nhiên, thì có rất nhiều cách để chuẩn bị cho mâm cúng và cũng có nhiều quan niệm khác nhau về việc cúng rằm tháng 7. Hãy cùng Đồ Cúng Nam Việt tìm hiểu về cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ và chỉnh chu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
Ý nghĩa mâm cúng rằm tháng 7.
Rằm tháng 7 là một ngày rằm lớn trong năm. Thông thường, cứ đến ngày này thì nhiều gia đình người Việt chuẩn bị mâm cúng để xá tội vong nhân, hay còn được gọi là cúng cô hồn, cho những vong hồn không có nơi nương tựa, không được gia đình thờ cúng.
Mâm cúng rằm tháng 7 được xem là một trong những nét đẹp trong truyền văn hóa của người Việt Nam. Lễ cúng này mang ý nghĩa tinh thần rất cao, thể hiện lòng nhân đạo của người sống đối với người đã khuất đặc biệt là đối với những linh hồn bơ vơ, không nơi thờ cúng. Mâm cúng rằm tháng 7 sẽ được các gia chủ chuẩn bị các lễ vật cùng các thức ăn để cúng.
Mâm lễ vật cúng rằm tháng 7 chuẩn đầy đủ năm 2021.
- Trái cây ngũ quả (01 phần)
- Hoa cúc kim cương (01 bó)
- Nhang quế (01 bó)
- Đèn cầy (02 ly)
- Gạo (01 phần)
- Muối (01 phần)
- Rượu nếp mới (01 chai)
- Nước cúng (01 chai)
- Giấy cúng cô hồn (01 bộ)
- Đường thẻ (01 phần)
- Bánh kẹo, cốm, bim bim,…(01 phần)
- Mía, cóc, ổi, đậu, khoai,…
- Xôi gấc đậu xanh (06 phần)
- Chè đậu trắng (06 phần)
- Cháo trắng (06 phần)
- Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
- Heo sữa quay (01 con)
- Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa)
Mâm cúng rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn mới đúng lễ nghi?
Rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn chính là sự thắc mắc của rất nhiều gia đình hiện nay, do có nhiều ý kiến khác nhau về cúng chay và mặn cho ngày rằm tháng 7. Tuy nhiên, việc cúng chay hay mặn đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, chỉ cần gia chủ có lòng thành tâm thì dù cho cúng chay hay mặn đều được.
Gia chủ nào không có đủ điều kiện thì có thể cúng 1 mâm chay hoặc 1 mâm mặn. Còn nếu có điều kiện tốt hơn, gia chủ cũng có thể cúng cả chay lẫn mặn.
Mâm chay cúng đối với bàn phật, còn đối với mâm mặn cúng trong nhà đối với gia tiên, thần linh. Còn mâm cúng chúng sinh ngoài trời cúng chay hoặc mặn đều được. Tuy nhiên, tốt nhất nên cúng chay vì có một số quan niệm cho rằng đối với những vong hồn thất thế, không nơi nương tựa và thờ cúng nếu cúng mâm mặn sẽ dễ dẫn đến lòng tham lam, sân si, không mang ý nghĩa tốt.
Đối với mâm cúng này, thông thường, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm mặn. Mâm cúng cần chuẩn bị một cách chu đáo, đầy đủ, tươm tất, các món ăn rất đa dạng để gia chủ có thể lựa chọn, để thể hiện lòng thành tâm, sự thành kính thì nên chọn các thực phẩm tươi, sạch.
Các thức ăn được chuẩn bị như gà, xôi, cơm, canh, các món luộc hoặc các món chiên xào đều được. Sau đó, chuẩn bị thêm nước, bánh, rượu, trà, nhang, đèn, giấy tiền vàng bạc và cả quần áo, giày dép được in trên giấy.
Mâm cúng ngoài trời để cúng cho các chúng sinh, mỗi vùng miền sẽ có cách chuẩn bị các lễ vật khác nhau, các món chay và mặn cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên cần chuẩn một số lễ vật sau:
Muối và gạo, cần chuẩn bị mối loại 1 đĩa; Hoa tươi, chỉ cần chuẩn bị 1 bình hoa nhỏ; Nước, nhang, đèn cầy.
Trái cây, tốt nhất nên chuẩn bị mâm ngũ quả, không cần cầu kỳ, chỉ cần chọn những loại quả gần gũi với từng địa phương.
Ngoài ra còn cần chuẩn bị: Giấy tiền, vàng bạc, quần áo; Mía cắt thành từng khúc nhỏ; Cháo nên chuẩn bị cháo trắng; Khoai lang luộc, bắp luộc hoặc bánh kẹo; 3 chung nước.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần chuẩn bị tiền thật, tốt nhất nên chuẩn bị tiền lẻ. Tiền khi cúng được rải đều trên mâm. Đối với mâm cúng ngoài trời nên thực hiện cúng vào ban đêm, sau khi kết thúc lễ cúng gạo và muối sẽ được vãi ra sân. Tất cả các đồ ăn cúng trong ngày rằm tháng 7 đều có thể ăn uống bình thường.
Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7.
Mâm cúng gia tiên và cúng phật, thần linh phải được làm trong nhà. Mâm cúng cho những vong hồn đã khuất phải đặt ngoài trời, tuyệt đối không được đặt ở cửa chính của nhà. Mâm cúng phật phải được đặt vị trí cao nhất, thấp hơn là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.
Mâm cúng rằm tháng 7 thường được chuẩn bị gồm 3 lễ chính đó là cúng phật, cúng ngoài trời và cúng trong nhà. Các lễ vật cúng cô hồn, ngoài trời không được đem vào nhà sau khi cúng xong mà gia chủ hãy để người khác tự lấy đi.
Đối với mâm cúng bàn phật, gia chủ cần chuẩn bị một mâm chay hoặc cũng có thể đơn giản hơn là chuẩn bị 1 mâm ngũ quả. Mâm cúng phật sau khi cúng xong gia đình có thể ăn ngay tại nhà.
Nếu như bạn có nhu cầu cúng rằm tháng 7 mà không biết rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn, bạn chưa có kinh nghiệm hoặc không có thời gian chuẩn bị mọi thứ, có thể liên hệ ngay với các dịch vụ chuyên nghiệp của Đồ Cúng Nam Việt để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Trên đây, Đồ Cúng Nam Việt đã giải đáp một số thắc cho bạn đọc về cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn phong tục Việt. Muốn biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ cúng rằm tháng 7 của Đồ Cúng Nam Việt, vui lòng truy cập. Ngoài ra, Đồ Cúng Nam Việt còn cung cấp các dịch vụ mâm cúng khác như: Cúng thôi nôi, cúng khai trương,… Các bạn có thể liên hệ với Đồ Cúng Nam Việt ngay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.