Mâm cúng giỗ tổ ngành may mặc ngày 12/12 âm lịch cần chuẩn bị những gì?
Cứ đến ngày 12 tháng 12 âm lịch hàng năm là người trong ngành may lại chuẩn bị tươm tất mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may để cảm tạ công ơn và cầu mong cho công việc làm ăn được suôn sẻ, thuận lợi.
Nội Dung
Bà tổ ngành ( nghề) may là ai?
Bà tổ ngành ( nghề) may là bà Nguyễn Thị Sen, người của làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây cũ. Bà nổi tiếng là người con gái tài sắc vẹn toàn và từng được vua Đinh Tiên Hoàng để mắt tới và phong là tứ phi Hoàng hậu.
Lại nói về các phi tần trong cung vua thời bấy giờ, vua Đinh Tiên Hoàng lập ra 5 hoàng hậu được lập danh theo thứ tự là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông (trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Và bà Nguyễn Thị Sen chính là tứ phi hoàng hậu có biệt hiệu là Cồ Quốc. Bà chính là người được dân gian lưu truyền là người đã sáng lập ngành ( nghề) may và được xem là bà tổ ngành ( nghề) thợ may sau này và được người đời sau lấy ngày mất của bà làm ngày giỗ tổ ngành ( nghề).
Nói về cuộc đời bà Nguyễn Thị Sen, ngay từ khi còn trẻ, bà đã nổi tiếng là người con gái xinh đẹp, nết na, khéo léo, lại giỏi may vá, thêu thùa. Khi đã trở thành hoàng hậu của vua, bà vẫn giữ được những đức tính tốt đẹp này chứ không hề huênh hoang, kiêu ngạo. Bà đã cùng các cung nữ trong cung phát triển ra ngành ( nghề) may, chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các vấn đề về may trang phục cho toàn thể người trong Hoàng Triều.
Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng mất năm 979 do bị gian thần mưu sát, bà đã cùng công chúa Liên hoa từ giã kinh thành Hoa Lư để trở về quê nhà là làng Trạch Xá, sống một cuộc sống bình yên nơi quê nhà.
Tại quê nhà, bà cùng con gái đã truyền dạy ngành ( nghề) may để bà con trong dân làng cùng được biết các thao tác may vá và sau này cùng nhau gây dựng nên làng ngành ( nghề) may vá nổi tiếng. Vì vậy khi bà mất, dân làng tôn kính và lập đền thờ lấy ngày 12 tháng 12 hàng năm là ngày mất của bà để làm lễ cúng giỗ tổ về sau này.
Mâm cúng cúng tổ ngành ( nghề) may có ý nghĩa to lớn như thế nào?
Không chỉ mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may mà những mâm cúng tổ ngành ( nghề) nói chung ở nước ta đều thể hiện truyền thống quý báu là “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thể hiện sự ghi nhớ công ơn của người đã có công sáng tạo ra ngành ( nghề) và truyền dạy cho con cháu ngành ( nghề) nghiệp cao quý.
Thêm vào đó, mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) cũng là dịp để con cháu trong ngành ( nghề) cầu mong tổ ngành ( nghề) phù hộ cho việc làm ăn được suôn sẻ, thuận lợi. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy người dân ta rất tin vào việc thờ cúng và việc thờ cúng cũng giúp con người ta an tâm hơn vì luôn có suy nghĩ sẽ có người bảo vệ, chở che cho mình.
Đây cũng là dịp ý nghĩa trong năm để người trong ngành may có dịp tụ hội lại với nhau, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý báu trong ngành ( nghề), đồng thời tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và giúp đỡ nhau trong công việc.
Mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may như thế nào là đầy đủ?.
Mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may sẽ được chuẩn bị những thức cúng cơ bản sau đây:
1 đĩa trái cây ngũ quả
1 bình hoa tươi
1 thẻ nhang rồng phụng
2 cây đèn cầy
1 hũ muối, 1 hũ gạo
Trà
1 chai rượu nếp
1 chai nước suối
1 đĩa trầu cau
Giấy tiền, vàng mã
1 đĩa xôi
1 con gà trống luộc
1 con heo quay
1 đĩa bánh bao
1 đĩa chả lụa
Ý nghĩa và cách chọn mua những thức đồ lễ trong mâm cúng
Hiểu được ý nghĩa những món đồ lễ trong mâm cúng, người cúng sẽ đặc biệt ghi nhớ hơn tầm quan trọng của nó và tránh mua sót.
Bình hoa tươi
Bình hoa tươi là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may. Hoa tươi thể hiện sự may mắn, tốt lành. Gia chủ nên chọn những loại hoa như hoa lay ơn, hoa cát tường để thể hiện lòng biết ơn. Tránh những loại hoa không bao giờ được cho lên bàn cúng như hoa ly (thể hiện sự ly biệt), hoa đại (dân gian vẫn cho rằng hoa đại là nơi trú ngụ của những linh hồn vất vưởng nên không được đặt trong bàn thờ cúng.)
Khi chọn hoa nên chọn hoa tươi, đẹp, không chọn hoa héo, dập nát và tuyệt đối không được cúng hoa giả.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả thể hiện sự cân xứng của ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, ý thể hiện mọi sự đều cân bằng, như ý. Chọn quả bày trên mâm ngũ quả cũng phải là những quả tươi ngon nhất, không thối, héo, dập nát thì mới thể hiện được lòng thành của gia chủ.
Nhang, đèn cầy
Người xưa vẫn quan niệm, nhang đèn cầy là những đồ vật có thể giúp con người ở dương gian kết nối với người âm. Bởi vậy, khi đốt nhang, đèn cầy giống như lời mời gọi những người ở thế giới bên kia được gọi tên về để thụ hưởng lễ vật.
Đồ cúng mặn
Đồ cúng mặn như gà luộc, heo quay cũng là thức cúng quan trọng trong mâm cúng. Khi chọn gà nên chọn những con gà to, đẹp, lông, cựa đẹp để khi bày lên mâm cúng được đẹp mắt nhất có thể. Heo quay nên chọn con vừa tầm với quy mô nhóm người, không nhất thiết phải chọn con heo quá to.
Đĩa xôi
Đĩa xôi được nấu từ gạo nếp, là món ăn mang đậm tính chất của dân tộc ta với nền văn hóa lúa nước. Cúng xôi giống như lời cầu mong được no đủ. Người trong ngành ( nghề) muốn tổ ngành ( nghề) phù hộ để làm ăn no đủ, không thiếu thốn.
Nghi thức cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may đúng chuẩn như thế nào?
Một lễ cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may được thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Bày biện mâm cúng
Đồ cúng sau khi được sắp đầy đủ sẽ được đặt trên mâm cúng sao cho ngay ngắn, gọn gàng. Mâm cúng thường được bày theo nguyên tắc, những thức đồ mặn được bày chính giữa mâm, xôi chè bày biện xung quanh và những thức đồ còn lại như hương nhang, tiền vàng, hoa quả được bày phía trước mâm cúng.
Bước 2: Thực hiện nghi thức khấn vái tổ ngành ( nghề)
Người được chọn là người đại diện cho nhóm thợ may, thường là người làm việc lâu năm trong ngành ( nghề) và được mọi người kính trọng sẽ ăn mặc chỉnh tề để bắt đầu thực hiện lễ cúng.
Người cúng lễ cần lên hương đèn đầy đủ, thắp 3 cây nhang, đặt nằm lên mâm cúng và vái 3 vái, những người phía sau trong nhóm thợ may cũng sẽ thực hiện theo. Sau đó, người cúng sẽ bắt đầu đọc bài văn khấn tổ ngành ( nghề), cảm tạ tổ ngành ( nghề) và cầu mong tổ ngành ( nghề) phù hộ cho những người làm trong ngành ( nghề) được làm ăn thuận lợi, công việc suôn sẻ.
Trong thời gian chờ nhang cháy hết, các anh chị em trong nhóm thợ may ngồi lại quây quần nói chuyện, chia sẻ cho nhau nghe những kinh nghiệm làm ngành ( nghề) hữu ích và những mẹo thêu thùa, may vá được đẹp. Đây là dịp vô cùng ý nghĩa trong năm để mọi người có thể trò chuyện, hiểu biết về nhau hơn, điều mà những ngày thường bận rộn công việc không thể làm được.
Bước 3: Hóa vàng, tạ lễ
Sau khi hết ⅔ nén nhang hoặc nhang đã cháy hết, người cúng cần khấn xin tổ ngành ( nghề) rồi đem tiền vàng đi đốt để tổ ngành ( nghề) và những bậc bề trên có thể thụ hưởng tiền vàng đem đi tiêu và làm lộ phí đi đường. Sau khi đốt hết vàng mã (cần đốt hết chứ không nên đốt cháy dở vì người âm sẽ không nhận được tiền nguyên vẹn) nên đổ chén rượu trên mâm cúng vào tro thì mới được xem là hoàn tất việc hóa vàng. Cuối cùng, người đại diện sẽ xin hạ lễ và cả nhóm thợ sẽ cùng hưởng lộc của tổ ngành ( nghề) để mong được may mắn, suôn sẻ, và bình an trong công việc.
Cần lưu ý gì trong mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may
Một số điều mà người trong ngành may cần lưu ý khi thực hiện mâm giỗ tổ bao gồm:
Thời gian cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may vào sáng ngày 12 tháng 2 âm lịch. Nên tổ chức vào buổi sáng chứ không để đến buổi chiều muộn.
Cúng buổi sớm, xong sớm mọi người trong ngành ( nghề) sẽ có nhiều thời gian ngồi lại hàn huyên, trò chuyện hơn.
Địa điểm tổ chức lễ cúng có thể diễn ra tại ngay chính xưởng may, cơ sở sản xuất nơi hàng ngày nhóm thợ vẫn cùng làm việc. Địa điểm này thuận tiện cho mọi người đều có thể tham gia được. Đồng thời, theo quan niệm dân gian, khi thực hiện mâm cúng, người ở thế giới bên kia sẽ về dương gian để thụ hưởng, khi đó tổ ngành ( nghề) cũng sẽ về và chứng giám công việc làm ăn trong xưởng, phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió.
Một số nơi làm ngành ( nghề) may có làng ngành ( nghề) truyền thống thì sẽ tổ chức cúng giỗ tổ ở đình làng, miếu, nơi họp mặt trong làng để tất cả dân làng đều có thể dễ dàng đến tham dự.
Mâm cúng lễ là thức đồ cần chuẩn bị tươm tất, đầy đủ nhất và đây được xem là phần quan trọng nhất cần có trong buổi lễ. Vì vậy, mâm cúng cần được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất, chỉn chu nhất có thể. Những thức cúng bắt buộc phải có trong mâm cúng giỗ tổ ngành ( nghề) may như hoa tươi, mâm ngũ quả, gà luộc, trầu cau, ly rượu, chén nước lã, hương nhang.
Dù lễ vật đơn sơ hay linh đình thì cũng cần phải tươm tất để thể hiện lòng thành của gia chủ. Đồ lễ cúng phải chọn thức tươi ngon, đẹp mắt nhất, không được ôi thiu, có dấu hiệu hỏng hóc, thối nát.
Tất cả những người tham gia lễ cúng đều cần phải ăn mặc gọn gàng chỉn chu, sạch đẹp, thái độ trang nghiêm không được cợt nhả hay ăn mặc lôi thôi, hở hang khi đứng trước mâm cúng.
Khi hành lễ thì thái độ thành tâm là điều quan trọng nhất, không được trêu đùa, nói luyên thuyên, xằng bậy.
Chắc hẳn những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về cách chuẩn bị mâm cúng tổ ngành ( nghề) may đầy đủ nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo trọn bộ đồ cúng tại Đồ Cúng Nam Việt để có được những thức cúng chất lượng, đầy đủ nhất, đồng thời cũng là cách để tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.