Hiển thị tất cả 2 kết quả

Lễ cúng cô hồn là gì? Mâm cúng cô hồn gồm những lễ vật gì?

Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào ngày rằm tháng Bảy (15/7) hàng năm. Tuy nhiên, mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì? sau khi cúng cô hồn xong có ăn được không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Và dưới đây là lời giải đáp cho bạn.

Lễ cúng cô hồn là gì ?

Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng chúng sinh được tổ chức vào ngày rằm của tháng 7 âm lịch, đây là một trong những lễ cúng lớn của người dân Việt Nam nhằm cầu mong hạnh phúc cũng như xua tan xui xẻo.

Ngày rằm tháng 7 tức là ngày 15/07 âm lịch còn được gọi là ngày lễ “xá tội vong nhân”. Vào dịp này, người dân Việt Nam thường làm mâm cúng lễ để dâng lên thần linh, ông bà, gia tiên, sau đó là cúng những cô hồn vất vưởng, không nơi nương tựa. Vậy đồ cúng cô hồn gồm những gì, có được ăn đồ cúng sau khi cúng xong không… và còn nhiều băn khoăn khác mà nhiều gia đình thắc mắc. Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng này.

Mâm lễ cúng cô hồn cần có những lễ vật cơ bản gì?

Tùy theo phong tục và tập quán của từng vùng miền mà mâm cúng lễ cô hồn cũng có sự khác biệt nho nhỏ nhưng nhìn chung đồ cúng cô hồn thường bao gồm những vật lễ cúng như sau:

  • Muối hạt và gạo (mỗi loại 1 đĩa).
  • Cháo trắng được nấu loãng (đủ bộ 12 chén nhỏ) hoặc có thể dùng cơm vắt thay thế, mỗi bát là 3 vắt.
  • 12 cục đường thẻ nhỏ
  • Giấy áo và vàng tiền (có thể sử dụng cả tiền thật với mệnh giá nhỏ) .
  • Mía được để nguyên vỏ và cắt thành từng khúc nhỏ có độ dài 15 cm.
  • Bánh, kẹo và tiền mặt (dùng tiền thật, các loại mệnh giá khác nhau).
  • Bỏng ngô, khoai lang, ngô, sắn đã được luộc chín và cũng chia thành các phần nhỏ bằng nhau.
  • Hoa tươi và trái cây với 5 loại quả có 5 màu (ngũ sắc).
  • Nước: 3 cốc nhỏ, 3 cây nhang và 2 ngọn nến nhỏ.

Bài văn cúng cô hồn rằm tháng 7 chi tiết và chuẩn nhất năm 2021.

Dưới đây là bài văn khấn trong lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 chi tiết và chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.

Cách bày trí mâm lễ vật cúng cô hồn đẹp mắt.

Mâm cúng cô hồn sẽ được bài trí như sau là đúng chuẩn:

  • Bát lư hương đặt ở trung tâm và phía trước của mâm cúng
  • Đèn nến và hương đặt ở bên cạnh lư nhang
  • Chén gạo, muối đặt ở hai bên của lư hương sao cho cân đối
  • 3 ly rượu, 3 ly nước phía sau bát lư nhang
  • Xôi, chè, cháo được bày thành hàng ngang (với mâm cúng hình chữ nhật), hoặc bày xung quanh mâm nếu như mâm cúng hình tròn. 
  • Hoa tươi và trái cây được xếp theo quy tắc Đông bình, tây quả, nghĩa là bình hoa đặt phía đông của mâm cúng và đĩa trái cây đặt ở phía Tây.
  • Đặt giấy cúng, vàng mã vào những vị trí trống còn lại sao cho cân đối. 
  • 6 bộ chén, đũa muỗng được bày trên mâm cúng để các vị thần linh có thể chứng giám lễ vật. 

Mâm cúng cũng cần được bày biện gọn gàng chứ không được lộn xộn, bừa bãi, tùy tiện.

Ý nghĩa của từng lễ vật trong mâm cúng cô hồn rằm tháng 7.

Điểm qua chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt giữa mâm cúng cô hồn với những mâm cúng khác. Vậy ý nghĩa của những thức đồ cúng trong mâm cúng cô hồn là gì?

Bỏng ngô, bỏng gạo,khoai, sắn, ngô, kẹo, bánh sữa, bim bim.

Những thức cúng này thường dành cho những cô nhi, những vong hồn em bé, bé đỏ thường thích những thức cúng như vậy. Ngoài ra, thì đây cũng là những thức ăn cơ bản được làm từ gạo, ngô, khoai, sắn có thể giúp vong hồn no lâu.

Cháo loãng, nước mía

Đây cũng là những lễ vật được các vong hồn rất thích vì theo quan niệm thì cổ họng của các vong hồn thường rất bé nên sẽ chỉ ăn được cháo và nước. 

Gạo, muối và tiền vàng

Gạo, muối là những thức theo quan niệm dân gian dùng để trừ tà. Sau khi thắp hương cúng cô hồn xong thì nên đem gạo, muối, cháo loãng vẩy ra tứ tán để tiễn các cô hồn, không để cô hồn luẩn quẩn quanh nhà gia chủ.

Đốt tiền vàng là nghi thức cho tiền các cô hồn để tiêu và đem trả lộ phí đi đường. Lưu ý nên đốt vàng mã ngay sau khi cúng cô hồn để các vong hồn nhận được và đi ngay, không quấy quả gia chủ.

Hương nhang, đèn nến

Theo quan niệm dân gian, hương nhang, đèn nến là yếu tố hỏa giúp con người kết nối được với thế giới tâm linh. Vì vậy, cần đốt nhang thì mới có thể mời gọi người từ thế giới bên kia về thụ hưởng lễ vật.

Hoa tươi và mâm ngũ quả cúng cô hồn.

Hoa tươi, mâm ngũ quả là thức cúng hầu như không thể thiếu trong bất kì mâm cúng nào để thể hiện lòng thành của gia chủ đối với những vong linh đã khuất. Gia chủ nên chọn hoa cúc vàng để cúng cô hồn thay vì những thức hoa cầu kì khác. 

Mâm ngũ quả cũng cần có đúng đủ 5 loại trái cây khác nhau, là đồ tươi ngon không có dấu hiệu thối hỏng. 

Lưu ý những thức đồ cúng sau đây không nên được đặt trên mâm cúng cô hồn:

  • Rượu, thịt, đồ cúng mặn: Bởi theo quan niệm dân gian, những thức cúng mặn sẽ làm dấy lên lòng tham, sân, si của các vong hồn, khiến các vong hồn lưu luyến trần gian mà không chịu siêu thoát.

Cách mời vong sau khi cúng cô hồn rằm tháng 7.

Cúng cô hồn sẽ được diễn ra theo nghi thức sau: gia chủ bày biện lễ cúng lên mâm cúng cho gọn gàng, ngăn nắp, rồi bắt đầu đốt hương mời gọi vong linh và khấn vái. 

Sau khi cúng xong và hương cháy gần hết thì đem rắc gạo, muối, cháo loãng ra khắp 4 phương để tiễn vong linh đi, đồng thời đốt vàng mã để vong linh nhận được vàng mã. 

Nhiều người lo lắng không biết liệu có suôn sẻ mời được vong linh rời khỏi sau khi cúng cô hồn không. Để yên tâm hơn thì gia chủ có thể thực hiện lễ cúng cô  hồn tại chùa và có sự giúp đỡ của các sư thầy. 

Mâm lễ vật cúng cô hồn xong có ăn được không?

Theo quan niệm của dân gian ta ngày xưa thì sau khi cúng cô hồn xong không nên ăn vì nó có thể rước vong vào nhà của gia chủ và có thể mang lại những điềm xấu. Tuy nhiên, liệu quan niệm này đã hoàn toàn có cơ sở hay chưa thì vẫn chưa ai xác thực được và hiện nay vẫn có rất nhiều người ăn đồ cúng cô hồn mà hoàn toàn không có vấn đề gì cả.

Lý do mọi người có thể ăn được đồ cúng cô hồn là bởi vì:

  • Thực phẩm chất lượng: Đồ cúng cô hồn đều được gia chủ chọn mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng với độ tươi ngon. Vì vậy, gia chủ cũng hoàn toàn có thể ăn được như những mâm cúng lễ bình thường khác.
  • Quan niệm không lãng phí đồ ăn: Sự tiết kiệm, không được lãng phí đồ ăn đã trở thành lời răn dạy được truyền qua bao thế hệ. Bởi vậy, nếu bỏ đồ cúng đi thì thật sự là một sự phí phạm bởi ở trong cuộc sống dương gian vẫn còn rất nhiều người không có đồ ăn để ăn, vẫn phải chịu bụng đói qua ngày.
  • Độ sạch sẽ, an toàn: Đồ cúng được bày ở nơi cao ráo, là những thức tươi ngon nên gia chủ hoàn toàn yên tâm là không hề có hỏng hóc hay thối nát, ruồi muỗi vây quanh.

Với những lí do trên, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng mâm cúng cô hồn sau khi cúng cô hồn xong. 

Mặc dù với những lí do khoa học như vậy, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người ngại và không ăn đồ cúng cô hồn. Họ nghĩ rằng thức cúng cô hồn là cho những vong hồn lang thang, vất vưởng tranh giành nhau ăn, hơn nữa, mâm cúng thường được đặt ở ngoài đường, có nơi còn đặt dưới nền đất bụi bặm nên dễ bị côn trùng, kiến bọ bâu vào nên nhiều người không sử dụng thức cúng sau lễ cúng cô hồn nữa.

Những lễ như cháo, cơm thường được bỏ đi. Muối gạo đem rải ra đường để tiêu tán bớt vận xui và những thức đóng gói như bánh kẹo, cây mía còn nguyên vỏ có thể được đem đi cho. Thường mọi người sẽ tránh bỏ những đồ lễ cúng vứt đi vì có cảm giác mang tội và lối sống tiết kiệm cũng đã phần nào ăn sâu vào tâm hồn, gốc rễ của người Việt ta. 

Khi cúng cô hồn rằm tháng 7 cần lưu ý những gì?

Địa điểm cúng cô hồn rằm tháng 7.

Cúng cô hồn cần được tổ chức ngoài trời, có thể là ngoài sân hoặc ngoài đường. Tuyệt đối không được cúng cô hồn trong nhà. Thứ nhất là vì trong nhà có các vị thần linh và gia tiên canh giữ nên sẽ không cho các vong hồn vất vưởng vào nhà. Vì vậy các vong hồn cũng không thể vào nhận lễ vật mà ngược lại đây còn được xem là hành vi bất kính với thần linh và gia tiên trong nhà. 

Thứ hai, cúng cô hồn trong nhà giống như lời mời gọi, dẫn dụ những vong hồn vất vưởng vào trong nhà, mang lại điềm xui cho gia chủ. 

Thời điểm cúng cô hồn rằm tháng 7.

Cúng cô hồn thường được diễn ra vào buổi chiều tối ngày rằm tháng bảy vì buổi chiều tối là thời điểm ánh sáng yếu đi, các vong hồn dễ dàng đi lại trên dương thế và có thể nhận được đồ lễ cúng.

Tháng Bảy vẫn được biết đến là tháng cô hồn, tháng những vong hồn dưới âm ty được mở cửa địa ngục để dạo chơi trên trần gian. Ngày rằm tháng Bảy cũng là ngày có âm khí mạnh nhất nên được chọn là ngày cúng cô hồn để có nhiều vong hồn có thể thụ hưởng lễ vật.

Nghi lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.

Khi tổ chức lễ cúng cô hồn, gia chủ cũng cần phải thể hiện thái độ nghiêm túc, trang nghiêm để thể hiện sự tôn trọng với những vong hồn đang hưởng lễ vật. 

Không nên để trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai lại gần mâm cúng cô hồn vì người ta thường nói trẻ con có thể nhìn thấy ma quỷ nên sẽ dễ bị ma quỷ trêu đùa. 

Không nên đứng trước lối ra vào trong khi hành lễ vì cần phải nhường đường cho các vong hồn vào nhận đồ cúng và có thể rời khỏi nhanh chóng sau khi đã nhận đồ lễ xong. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây về mâm cúng cô hồn và giải thích mâm cúng cô hồn có ăn được không sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu chưa biết cách sắm sửa mâm cúng cô hồn, khách hàng có thể tham khảo dịch vụ đồ cúng tại Đồ Cúng Nam Việt để có được mâm cúng cô hồn đúng chuẩn và đầy đủ nhất.